Độ ẩm trong thức ăn chăn nuôi


Tầm quan trọng của độ ẩm trong thức ăn chăn nuôi

Độ ẩm ảnh hưởng rất nhiều trong quá trình sản xuất và bảo quản thức ăn chăn nuôi. Sự sai khác nhau dù chỉ ở mức độ nhỏ đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng. Vi dụ nếu nguyên liệu đầu vào có độ ẩm quá thấp sẽ ảnh hưởng đến tính nhất quán của sản phẩm cuối cùng. Hoặc nếu độ ẩm quá cao thì sẽ dễ gây mốc và tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển gây hại. Độ ẩm quá cao cũng có thể làm sản phẩm bị kẹt trong đường ống sản xuất.

Gà khỏe nhờ thức ăn chăn nuôi sạch

Thức ăn chăn nuôi sạch giúp gia cầm mau lớn, khỏe mạnh

Nhiều trường hợp đã ghi nhận gia súc, gia cầm bị bệnh chết do ăn phải thức ăn bị mốc, có sâu bọ. Độ ẩm trong thức ăn cần được kiểm soát chặt chẽ để có được chất lượng tốt nhất. Giúp vật nuôi khỏe mạnh khi sử dụng.

Độ ẩm trong thức ăn chăn nuôi là gì

độ ẩm của nguyên liệu gạo

Bên trong các loại thực phẩm đều có một lượng độ ẩm nhất định

Trong nguyên liệu và trong thành phẩm thức ăn chăn nuôi đều có một lượng nước nhất định. Tùy theo quy định các nước mà lượng độ ẩm này được kiểm soát khác nhau. Tại Việt Nam lượng độ ẩm cho các nguyên liệu và thức ăn được quy định như sau:

  • Ngô: nhỏ hơn 14,5% so với khối lượng
  • Thóc, tấm: nhỏ hơn 14,5%
  • Cám gạo: nhỏ hơn 13%
  • Mì hạt loại dùng trong chăn nuôi: nhỏ hơn 14,5%
  • Bột mì loại dùng trong chăn nuôi: nhỏ hơn 13%
  • Đậu tương, bột đậu tương, khô dầu : nhỏ hơn 14%
  • Sắn khô: nhỏ hơn 14%
  • Bột cá, bột tôm, bột phụ phẩm, bột vỏ sò: nhỏ hơn 10%
  • Bột huyết, bột xương, bột thịt, bột lông vũ, bột gan mực: dưới 10%
  • Hàm lượng độ ẩm của các loại thức ăn chăn nuôi thành phẩm khác cũng cần được kiểm soát( thường dưới 14.5%).

Độ ẩm môi trường xung quanh cũng là yếu tố ảnh hưởng. Nếu độ ẩm xung quanh quá cao thì nguyên liệu và thức ăn sẽ hấp phụ hơi nước vào. Khiến độ ẩm bên trong thức ăn tăng lên.

Thức ăn chăn nuôi cần được bảo quản tránh ẩm

Công tác tránh ẩm và sấy khô cần được thực hiện để đảm bảo thức ăn trong chăn nuôi không bị ẩm. Có thể sử dụng các cách sau.

Tránh ẩm cho thức ăn bằng gói hút ẩm

Trong công tác vận chuyển và lưu trữ luôn cần chú ý đến khoang chứa hàng. Khoang chứa có thể xuất hiện hiện tượng bám giọt nước lên thành hoặc bị dột. Nước sẽ làm ẩm nguyên liệu và thành phẩm thức ăn chăn nuôi. Tốt nhất là nên trang bị các loại túi hút ẩm cỡ lớn như dây hút ẩm cho khoang hàng. Dây sẽ giúp khử bớt độ ẩm trong khoang hàng giúp sản phẩm không bị hư hại.

Phơi nắng – Dùng máy sấy

Nhiều mặt hàng có đặc tính hút ẩm nhanh như thóc gạo chằng hạn. Chúng ta có thể áp dụng công tác phơi nắng hoặc sấy trước khi đóng bao. Công tác này giúp thóc gạo mất bớt hơi ẩm để bảo quản được lâu hơn.

Cũng cần nói thêm là các phương pháp sấy và phơi nắng cần được thực hiện phù hợp với nguyên liệu. Vì nhiệt độ có thể làm giảm đi nhiều hàm lượng dinh dưỡng khác.

Các biện pháp thông gió. trữ lạnh

Nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi cũng cần được thông gió. Để tránh hơi ẩm tồn đọng tại một chỗ không thoát ra được.

Trữ lạnh cũng là một phương án cần thiết trong bảo quản thức ăn tươi.

Đóng bao kín

Các thành phẩm thức ăn cần được đóng bao kín để tránh tác động của hơi ẩm cũng như không khí bên ngoài. Tốt nhất là sử dụng túi nhôm với màng bên trong được tráng nhôm giúp ngăn chặn khí, hơi ẩm. Hoặc có thể sử dụng túi nhựa thường để tiết kiệm chi phí nhưng cần đảm bảo kiểm soát được điều kiện độ ẩm xung quanh.

Các yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn chăn nuôi

nông dân đang cho cá diêu hồng ăn

Ảnh người nông dân đang cho cá diêu hồng ăn

Nhiệt độ

Đối với thức ăn tươi thì nhiệt độ càng cao, vi khuẩn càng dễ sinh sôi phát triển. Vì vậy cần đảm bảo độ ẩm trong thức ăn chăn nuôi ở mức thấp nhất. Nếu nhiệt độ tăng kết hợp với độ ẩm cao thì thức ăn sẽ bị hỏng do ôi thiu, sâu bọ. Khí hậu Việt Nam là khí hậu nóng ẩm do đó cần lưu tâm đến điều này. Khoang hàng cần được thông gió và điều hòa khí tốt.

Ánh sáng

Ánh sáng chiếu trực tiếp cũng làm cho chất lượng thức ăn giảm đi rất nhiều. Ánh sáng làm biến chất hoặc phân hủy các thành phần dinh dưỡng. Dễ dàng thấy nhất chính là màu sắc của nguyên liệu, thức ăn bị nhạt đi.

Khí oxy

Oxy cũng là tác nhân gây hại không kém cho thức ăn chăn nuôi. Khí oxy sẽ oxy hóa và làm biến đổi thành phần trong thức ăn. Khí oxy cũng giúp cho các vi sinh vật, sâu bọ có điều kiện phát triển. Đối với các loại thức ăn chăn nuôi có dầu hoặc chất béo thì nên bảo quản trong bọc kín. Sử dụng thêm gói hút oxy để bảo quản được tốt hơn.

Lưu ý khi bảo quản thức ăn chăn nuôi

  • Kho nguyên liệu, thức ăn cần được xây cao ráo, thoáng mát, không dột. Có thông gió, quạt thông gió, máy hút ẩm. Tường kho cần được chống ẩm. Không xây kho gần hồ ao.
  • Thực hiện dọn dẹp và phun thuốc sát trùng định kỳ.
  • Không nhập nguyên liệu từ vùng đang có dịch. Nên phòng nấm mốc cho nguyên liệu trước khi nhập kho.
  • Thức ăn cần để cao cách sàn và vách, không cho kiến, chuột, mối gián vào nơi chứa thức ăn.
  • Các bao đựng và dụng cụ cần phải sach và khử trùng.

Độ ẩm trong thức ăn chăn nuôi cần phải được kiểm soát chặt để không làm hỏng ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.