Mốc xanh có độc không


Thực phẩm bị mốc xanh có độc không

 bánh bỳ bị mốc xanh

Thực phẩm trong quá trình sử dụng và bảo quản thường dễ bị mốc. Có rất nhiều loại nấm mốc có thể xuất hiện trên thực phẩm. Nhưng đa phần chúng ta thường gặp là các loại nấm mốc xanh và trắng. Liệu các loại mốc xanh này có độc không. Và trong bảo quản thực phẩm hằng ngày cũng như sản xuất đều cần phải lưu ý để tránh tác hại của các loại nấm mốc.

Mốc xanh là gì

nấm Aspergillus màu xanh có độc tố

Hình ảnh nấm Aspergillus

Mốc xanh là tên gọi chung của các loại nấm có bào tử màu xanh. Khi phát triển đến một mức độ đủ lớn chúng ta sẽ thấy các đám ” màu xanh ” loang lỗ trên tường hay thực phẩm. Thường thâý nhất là hai loại nấm Aspergillus và Penicillium. Chúng thường phát triển mạnh trong điều kiện môi trường ẩm.

Mốc Mucor cũng là dạng mốc có màu xanh thường gặp trong cuộc sống. Nấm Mucor thường xuất hiện ở các loại và thức ăn chăn nuôi. Ban đàu hình thái của Mucor có màu trắng, sau đó chuyển thành màu xám và biến thành lông màu xanh.

Mốc có độc không

Hầu hết các loại mốc có chứa các chất độc hại cho cơ thể người và vật nuôi. Mốc cũng được khuyến cáo là có khả năng gây ung thư. Nên chúng ta cần hiểu biết về cá tác hại của mốc để phòng tránh.

Chất độc thường được sản sinh trong nấm mốc là Aflatoxin. Đây là chất rất có hại cho gan khi được xâm nhập. Gan sẽ bị suy, nhiễm mở, bị xơ thậm chí là ung thư nếu Aflatoxin đi vào cơ thể người.  Đa số người Việt thường tiếc các loại thực phẩm bị mốc, và thường nấu lại hoặc phơi nắng để dùng tiếp. Đây là thói quen không tốt, vì dù nấm có bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao thì các chất độc hại vẫn không bị biến mất.

Bên cạnh sản sinh ra các loại chất độc. Nấm mốc cũng góp phần làm biến chất và thay đổi hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn.

Mốc xuất hiện trong thức ăn chăn nuôi sẽ làm vật nuôi dễ bị bệnh. Góp phần gây ra dịch cúm hàng loạt cho gia súc, gia cầm. Làm thiệt hại có các đơn vị kinh doanh và cơ sở chăn nuôi.

Mốc xuất hiện trong môi trường cũng gây hại cho sức khỏe vì mốc có thể bay được trong không khí. Và xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua đường hô hấp.

Do đó cần phải vệ sinh nơi sinh hoạt và cần có biện pháp bảo quản thực phẩm. Để phòng ngừa nấm mốc độc hại đặc biệt là mốc xanh.

Cách bảo quản hạn chế thực phẩm bị mốc

Mốc xanh chứa độc tố

Mốc xanh có chứa độc tố nên thực phẩm cần được bảo quản kỹ lưỡng

Nguyên tắc chung cho bảo quản các loại thực phẩm khô khỏi mốc là tránh ẩm. Ẩm ướt là môi trường lý tưởng để các loại mốc sinh sôi liên tục. Tùy từng loại thực phẩm mà chúng ta sẽ sử dụng biện pháp tránh ẩm phù hợp. Cách tránh ẩm phổ biến chính là để nơi khô ráo, thoáng mát, sử dụng giấy hút ẩm, gói hút ẩm, máy hút ẩm.

Đối với hải sản khô cần được phơi nắng lại 2-3 lần sau khi mua. Sau đó gói kín lại bằng giấy báo và nilong. Rồi cho vào ngăn đá để trữ. Không nên trữ trong ngăn mát vì môi trường ngăn mát vẫn tạo điều kiện để nấm mốc sinh trưởng.

Chống mốc bằng sản phẩm hút ẩm

Đối với kho hàng, kho thực phẩm cần phải có thiết bị thông gió, túi hút ẩm để hạn chế môi trường lý tưởng của mốc. Kho hàng cần được đảm bảo vệ sinh và dọn dẹp thường xuyên. Tránh các loại chuột, gián, bọ xuất hiện vì chúng sẽ mang theo các tác nhân không mong muốn và vi khuẩn vào kho. Có thể sử dụng thêm máy hút ẩm để phục vụ cho nhu cầu hút ẩm.

Kho thức ăn chăn nuôi cần được đảm bảo phù hợp để lưu trữ. Cần đáp ứng tiêu chuẩn về khoảng cách lót sàn. Không xây dựng kho thức ăn vật nuôi ở gần ao, hồ, sông rạch. Kho cần được thông gió và có các biện pháp tránh ẩm.

Trong quá trình vận chuyển các loại hạt, nông sản, gạo, lúa mì. Doanh nghiệp vận tải cũng cần lưu ý đến nồng độ hơi ẩm. Vì quá trình vận chuyển kéo dài sẽ khiến các loại hạt dễ bị mốc. Do đó trong mỗi khoang container hay khoang xe tải cần trang bị dây hút ẩm. Công tác trang bị theo quy định này giúp sản phẩm không bị mốc khi vận chuyển.

Oxy cũng là điều kiện để nấm mốc phát triển

Oxy cũng là tác nhân giúp nấm mốc sinh sôi và phát triển nhanh chóng. Nên trong bảo quản thực phẩm cũng cần lưu ý đến oxy. Đối với các sản phẩm riêng lẻ có thể sử dụng gói hút oxy rồi đóng gói hút chân không. Bên cạnh đó cũng có nhiều cách khác để giảm hàm lượng oxy để kìm hãm nấm mốc vi khuẩn. Như bơm thêm khí trơ vào các loại thực phẩm.

Các loại màng trong bao bì cũng là yếu tố cần quan tâm khi đóng gói thực phẩm. Các loại bao kém chất lượng sẽ không đảm bảo đủ an toàn vệ sinh. Không khí và hơi nước cũng dễ dàng đi qua và xâm nhập vào thực phẩm. Do đó tốt nhất nên sử dụng các loại màng bao có khả năng thẩm thấu thấp như túi nhôm, nhựa PET,.. Không khí và hơi ẩm nếu xâm nhập sẽ dễ dàng tạo mốc cho thực phẩm.

Để tránh mốc hiệu quả hơn. Nên sử dụng thuốc sát trùng nấm mốc để phun vào kho, khoang hàng hay ngoài bao sản phẩm khi nhập vào kho. Công tác này giúp loại bỏ các loại nấm, mốc xanh, vi khuẩn độc hại

Mốc xanh có độc không là bài viết cần thiết để chúng ta phòng tránh va hạn chế sử dụng thực phẩm bị mốc. Để đóng gói sản phẩm và để bảo quản thực phẩm không bị mốc khi lưu trữ vận chuyển. Các doanh nghiệp cần lưu ý tránh ẩm tốt cho mặt hàng của mình.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.