Vận chuyển hàng xuất khẩu


Vận chuyển hàng xuất khẩu như thế nào?

Các doanh nghiệp Việt Nam lần đầu vận chuyển hàng xuất khẩu đều rất lúng túng về các quy trình liên quan. Từ quy trình khai báo hải quan cho đến đóng hàng và tìm đơn vị vận chuyển phù hợp. Bài viết mang yếu tố tổng quan nhất về lĩnh vực vận chuyển hàng ra nước ngoài. Hy vọng bài viết sẽ mang đến thông tin hữu ích cho độc giả

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực Việt Nam

Việt Nam là một trong các nước sản xuất và nhận gia công cho các nước khác. Điều này khiến  tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu tăng trưởng mạnh hằng năm. Mặt khác Việt Nam cũng xuất khẩu nhiều mặt hàng khoáng sản, nguyên liệu.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta được xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp là

  • Điện thoại các loại & linh kiện: Thị trường chủ yếu là EU, các tiểu vương quốc Ả Rạp thống nhất, Hoa Kỳ, Đức, Áo.
  • Nhóm hàng dệt may: Thị trường xuất khẩu là Hoa Kỳ, EU, Nhật
  • Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Thị trường tiêu thụ ngoài EU, Hoa Kỳ còn có Trung Quốc, Hong Kong.
  • Giày dép các loại: Sản phẩm được tiêu thụ ở Hoa Kỳ, Eu, Anh, Trung Quốc
  • Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng
  • Gỗ & sản phẩm gỗ
  • Xuất khẩu thủy sản.
  • Dầu thô
  • Túi xách, ví, va li, mũ và ô dù
  • Cà phê và các loại mặt hàng nông sản khác.

Vận chuyển hàng xuất khẩu bằng đường gì

Vận chuyển hàng hóa xuất khẩu

Hàng hóa được đóng container

Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu hiện tại được vận chuyển bằng đường hàng không và đường biển. Mỗi loại hình vận chuyển sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

Vận chuyển hàng xuất khẩu bằng đường biển

Vận tải biển là phương thức vận chuyển đã được hình thành lâu đời. Với giá cước rẻ cùng năng lực vận chuyển lớn, vận tải biển đáp ứng được những nhu cầu cho ngành hàng xuất khẩu. Đáp ứng được nhu cầu chuyên chờ hàng từ châu lục này sang châu lục khác.

3 Ưu điểm

  1. Có khả năng chuyên chờ trọng lượng hàng lớn
  2. Chi phí vận tải biển thường thấp hơn các loại hình chuyên chờ khác
  3. Có thể chở được hàng có kích thước cồng kềnh và đa dạng nhiều loại hàng hóa.

3 Nhược điểm

  1. Hàng được vận chuyển với thời gian lâu. Nên cần lên kế hoạch vận chuyển hợp lý.
  2. Vì thời gian vận chuyển hàng hóa lâu ở trên biển. Nên hàng hóa tiếp xúc nhiều với hơi nước, hơi muối và nhiều điều kiện khí hậu khác nhau. Do đó vận tải biển thường đòi hỏi nhiều yếu tố kỹ thuật để đảm bảo chất lượng hàng trên tàu.
  3. Vận tải biển cũng tồn tại nhiều rủi ro như cháy tàu, bị cướp biển, hàng bị ngã đổ. Nên các doanh nghiệp cần phải liên hệ các công ty bảo hiểm hàng hóa trước khi vận chuyển hàng xuất khẩu.

Vận chuyển hàng xuất khẩu bằng đường hàng không

Hàng không cũng là hình thức vận chuyển xuất khẩu được áp dụng.

3 Ưu điểm

  1. Vận chuyển hàng không có tốc độ vận chuyển nhanh.
  2. Tính an toàn cao. Mặc dù chúng ta thường nghe báo đài đưa tin về các vụ tai nạn hay thất lạc máy bay. Nhưng nếu so về tỷ lệ tai nạn thì vận chuyển hàng không an toàn hơn nhiều so với đường bộ và đường biển.
  3. Không bị cản trở địa hình như đường bộ hay đường thủy. Vận chuyển hàng không có thể đưa hàng hóa đến tất cả các nơi trên thế giới.

3 Nhược điểm

  1. Hàng không có giá cước vận chuyển mắc nhất
  2. Các mặt hàng cồng kềnh hoặc khối lượng lớn sẽ không phù hợp để vận chuyển bằng đường hàng không.
  3. Việc kiểm soát an toàn cũng chặt chẽ hơn. Các loại mặt hàng có nguy cơ cháy nổ cao thường sẽ không được vận chuyển.

Lưu ý gì khi vận chuyển hàng xuất khẩu bằng container.

kiện hàng vận chuyển xuất khẩu

Dùng container để đóng hàng là hình thức được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Tuy nhiên để hàng hóa được vận chuyển đến nơi an toàn.

Đóng gói hàng

Hàng hóa cần được đóng gói kỹ. Các thùng hàng cần được dùng dây đai buộc hàng và pallet đóng thành kiện. Các kiện hàng sau đó cần được quấn màng co để đảm bảo không bị hơi nước tác động. Kiện hàng sau khi đóng sẽ được xếp lên container.

Chèn lót hàng bằng túi khí

Khi xếp kiện hàng lên container sẽ xuất hiện các khoảng trống. Các khoảng trống này cần được chèn túi khí chèn hàng vào. Túi khí sẽ giúp hàng không bị xê dịch và giảm chấn động cho hàng. Hàng hóa khi vận chuyển lâu ngày sẽ không bị đổ ngã hay nứt vỡ bên trong.

Chằng buộc hàng

Đối với các mặt hàng không thế đóng kiện hoặc không thể dùng túi khí thì có thể sử dụng dây đai composite hoặc dây chằng hàng để chằng buộc. Công tác chằng buộc giúp hàng hóa không bị dịch chuyển.

Dây hút ẩm

Đối với việc vận chuyển lâu ngày trên biển. Bên trong khoang cần được bố trí dây hút ẩm để chống ẩm cho hàng. Các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng nhạy cảm với hơi nước cần lưu ý điều này.

Việt Nam vận chuyển hàng xuất khẩu với số lượng rất lớn nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đóng gói hàng hóa đúng cách. Quá trình đóng gói, chèn lót và chằng buộc hàng rất quan trọng. Ảnh hưởng đến chất lượng hàng cũng như độ an toàn cho hàng hóa rất nhiều. Do đó doanh nghiệp cần có kế hoạch đóng gói vận chuyển hàng hóa trước khi thực hiện.

 

 

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.